Giáo Hạt Bột Đà: tháng 10 2011

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

Mồng 2 Tết: Từ Đạo Hiếu đến Đạo Chúa

Ngày Tết Việt nam luôn có một ý nghĩa gia đình rất sâu đậm. Dù đi đâu xa người ta vẫn cố gắng về quê ăn Tết. Ngày xuân gia đình đoàn tụ, con cái chúc tuổi cha mẹ, học trò chúc tuổi thầy cô, kẻ dưới chúc tuổi người trên, bà con bạn bè thăm viếng nhau.
 Ngày Tết mọi người được liên kết trong niềm vui yêu thương chia sẽ. Ngày Tết còn liên kết người sống với người chết, hiệp thông con cháu với tổ tiên ông bà cha mẹ đã qua đời. Nhiều người có thói quen đi tảo mộ những ngày trước Tết. Người ta tin rằng dịp đầu năm ông bà tổ tiên về sum họp với con cháu. Niềm tin đó có tác dụng tích cực giúp người sống luôn nhớ tới cội nguồn, sống hiếu thảo, ăn ở xứng đáng với dòng tộc của mình.

Chúa Nhật 6 Thường niên (A): SỐNG TINH THẦN LUẬT

Vừa đọc Phúc Âm hôm nay, người tacảm tưởng Ðức Giêsu đến để ban hành bộ luật mới, nghiêm ngặt và phức tạp hơn luật cũ. Tuy nhiên Chúa đến không phải để phá luật cũ, và ban hành luật mới.
Chúa đến để kiện toàn luật pháp, nghĩa là cho loài người một ý thức mới về việc giữ luật. Chúa đòi hỏi ngườt ta sống tinh thần luật pháp, hơn là giữ luật bề ngoài theo hình thức. Kiện toàn lề luậtnghĩa là vượt lên trên lề luật. Vượt lên trên lề luật khôngnghĩa là phá luật, nhưng là tìm cho ra ý nghĩa và mục đích của việc giữ luật. Nếu luật pháp nhằm phục vụ con người, thì khi quyền sống của con người bị đe dọa, thì người tathể lỗi luật.

Ngày Mồng Ba Tết: "Ơn Trời mưa nắng phải thì"

Có một câu chuyện huyền thoại về con trâu như sau: Thuở xưa, Ngọc Hoàng sai một vị thần xuống trần gian mang theo 1 bao hạt giống lúa và 1 bao cỏ để gieo xuống trần gian. Trước khi xuống trần, Ngọc Hoàng đã tỉ mỉ căn dặn, đến trần gian phải gieo rắc bao hạt giống lúa trước để dân có dư giả mà ăn, còn bao cỏ thì gieo sau để nuôi thú vật. Nhưng khi vị thần này đến trần gian, thấy phong cảnh khác lạ, nên mải mê xem mà quên lời căn dặn của Ngọc Hoàng, để rồi gieo bao cỏ trước và bao hạt giống lúa sau. Từ đó, cỏ không cần trồng cũng mọc tràn lan khắp mọi nơi, các thú vật ăn không bao giờ hết vì quá dư thừa và không làm sao diệt cỏ hết được. Còn lúa phải gieo trồng rất cực khổ và khó khăn mới có ăn, bởi vì bị cỏ mọc lấn áp làm lúa phát triển chậm hơn cỏ.

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011

TRUNG TÂM BẢO VỆ SỰ SỐNG GIOAN PHAOLO II


(Nguoibuongio) Trung tâm BVSS Vinh được lập từ năm 2006 bởi một nhóm thanh niên, sinh viên thuộc giáo phận Vinh. Những thành viên tham gia trung tâm đều tình nguyện, công việc của trung tâm là giúp đỡ các bà mẹ đang mang thai, ở đây họ gọi là thai phụ.


Các thai phụ nghèo khó, có hoàn cảnh đặc biệt, không kể là lương hay giáo đều được trung tâm giúp đỡ tận tình trong khả năng. Bởi nhiều éo le, có những thai phụ phải nạo bỏ con mình, có người sinh xong bỏ con lại.

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011

HĐGMVN - Hội nghị Thường niên Kỳ II-2011 :


HĐGMVN - Hội nghị Thường niên Kỳ II-2011
Biên bản Hội nghị và Thư gửi Cộng đồng Dân Chúa

Khánh thành và Cung hiến nhà thờ Giáo xứ Yên Lý

Ngày 09/02/2011, Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, nguyên Giám mục Giáo phận Vinh đã cắt băng khánh thành và chủ tế Thánh lễ cung hiến Nhà thờ Giáo xứ Yên Lý thuộc giáo hạt Đông Tháp. Giáo xứ Yên Lý nằm trên địa bàn xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, Nghệ An.
Đồng tế với Đức Cha có các Cha Giáo sư Đại Chủng viện Vinh Thanh và hơn 30 Linh mục trong và ngoài giáo phận.
Bài giảng trong Thánh lễ, Đức Giám mục chia sẻ về ý nghĩa đích thực của đền thờ tâm linh, ngài kêu gọi cần xây thêm và kiện toàn ngôi nhà của Đức Tin và sống tinh thần hiệp nhất. Hiệp nhất để xây dựng Giáo Hội, hiệp nhất để xây dựng con người trong thời đại mới.

Đại lễ mừng kính Thánh Phêrô Hoàng Khanh

"Ta suy tôn các Thánh Tử Đạo là tôn vinh Thiên Chúa cách xứng hợp nhất" – một thông điệp của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II muốn nhắn nhủ tất cả chúng ta để mãi ghi nhớ công đức của các ngài, đồng thời để việc suy tôn đó được diễn tả cách liên lỉ.

Sáng ngày 18.02.2011, theo truyền thống, tại giáo họ Trung Hậu (giáo xứ Xã Đoài) đã diễn ra đại lễ mừng kính thánh Linh mục Phêrô Hoàng Khanh, một người con xứ Nghệ, một chứng nhân đức tin anh dũng với 169 năm lãnh hồng phúc tử vì đạo.

Tường thuật đêm diễn nguyện 05/01/2011: Đêm La Vang - Đêm huyền diệu

Màn trống vũ, giọng kèn đồng oai hùng đến từ các giáo phận miền Bắc xa xôi hoà nhịp trong tiếng cồng chiêng rộn ràng từ miền cao nguyên và cả những giọng ca, điệu vũ mượt mà đã biến đêm diễn nguyện mừng Đại lễ Bế mạc Năm Thánh 2010 thành một đêm tràn đầy xúc động và dạt dào cảm xúc.
Ước tính hàng chục vạn giáo dân đã có mặt trong một khoảng không gian rộng lớn của quảng trường phía sau tháp chuông để bắt đầu bước vào giờ khai mạc của đêm hoan ca suy tôn Thánh Thể vào lúc 19h tối 5.1.2010.

Việt Nam sẽ đăng cai hội nghị các giám mục Á châu

UCAN 27.01.2011 - Việt Nam được mong đợi sẽ đăng cai hội nghị khoáng đại sắp tới của Liên Hội đồng giám mục Á châu (FABC).
“Các lãnh đạo Giáo hội trên khắp châu Á vừa quyết định tổ chức hội nghị khoáng đại lần 10 của FABC tại đất nước chúng tôi,” Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn cho biết.

Đức Hồng y Mẫn nói Ủy ban trung ương của FABC đã đưa ra quyết định này cách đây hai tuần tại một phiên họp ở Bangkok. Ngài và Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, phó tổng thư ký của Hội đồng giám mục Việt Nam, có tham dự cuộc họp này.

Về lễ phong Chân phước cho Đức Gioan Phaolô II

Phỏng vấn Đức Hồng y Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, về lễ phong Chân phước cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Ngày 14-1-2011 Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã cho phép công bố sắc lệnh nhìn nhận một phép lạ nhờ lời chuyển cầu của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ cuộc khỏi bệnh Parkinson một cách lạ lùng của nữ tu Marie Simon Pierre Normand, người Pháp, xảy ra 2 tháng sau khi Đức Gioan Phaolô II qua đời.

Giáo Hội tại Phi châu và tương lai của Kitô giáo

Phi châu [Zenit 13/2/2011] - Trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình truyền hình "Nơi Thiên Chúa khóc" do tổ chức "trợ giúp các Giáo Hội đau khổ" tài trợ, Ðức cha Kieran O'Reilly, Giám mục Killaloe, Ái nhĩ lan, đã nói đến tình hình Giáo Hội tại Phi châu và vai trò của Giáo Hội này đối với Giáo Hội hoàn vũ.

Người Công giáo Lào thích ứng với phong tục địa phương

UCAN 16.2.2011 - Các cộng đồng đang hướng tới việc mang đức tin đến gần hơn với truyền thống địa phương.
Các cộng đồng Công giáo ở Lào, nơi Phật giáo được xem là quốc giáo, đang cố gắng thích ứng đời sống đức tin của mình với truyền thống và văn hóa dân tộc.
“Chúng tôi đang hội nhập các giá trị Kitô giáo vào trong truyền thống và các lễ hội tôn giáo của Lào để chúng tôi gần gũi với Giáo hội và sống hòa đồng với mọi người” – linh mục Phonethep Phinesay phát biểu với ucanews.com.

Đức Thánh Cha tiếp kiến Tổng Thống Nga

VATICAN - Sáng 17-2-2011, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã tiếp kiến Tổng thống Cộng hòa Liên bang Nga, Ông Dmitrij Medvedev.
Đây là lần thứ 2 Đức Thánh Cha tiếp Tổng thống Medvedev từ khi ông lên làm Tổng thống Nga năm 2008 và lần đầu tiên kể từ khi Tòa Thánh và Liên bang Nga thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau trên cấp Đại sứ và Sứ thần hồi năm 2009.
Thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết sau khi gặp Đức Thánh Cha trong vòng 35 phút, Tổng thống Nga và ngoại trưởng Sergei Levrov, đã hội kiến với Đức Hồng y Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh, và Đức Tổng Giám mục Dominique Mamberti, ngoại trưởng Tòa Thánh.

Xuân về nơi cửa biển sông Gianh


Chúng tôi về xứ biển Tân Mỹ trong một buổi sáng lất phất mưa xuân nhân ngày chầu lượt. Những đoàn xe cắm cờ vàng trắng đón chúng tôi từ ngã tư Ba Đồn về nơi cửa biển.
Trước, chuyện treo cờ vàng trắng trong những dịp lễ lạt là chuyện hiếm phương chi đến chuyện cầm cờ nối đuôi nhau đón đoàn như bây giờ. Trên quãng đường về năm sáu cây số, hai bên cắm đầy cờ vì nơi đây đa số theo Công giáo. Quảng Phúc (Quảng Trạch) cùng với Phúc Trạch (Bố Trạch) là hai xã có tỷ lệ giáo dân gần như đứng đầu tỉnh Quảng Bình. Giáo dân chiếm 90% dân số, cư trú tại giáo xứ Đan Sa và Tân Mỹ, riêng giáo xứ Tân Mỹ có trên 4.700 giáo dân. Đây là cái nôi Công giáo Quảng Bình, đã được các vị thừa sai đặt nền móng sớm. Chính nơi này, hai vị thánh tử đạo Phêrô Borie Cao và thầy giảng Phêrô Nguyễn Khắc Tự đã bị bắt để rồi sau đó bị giải về Đồng Hới.

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

Họ cần một ngôi nhà

(Nhacthanh.net) - Có một ngôi nhà để vào ra sớm tối là điều mà mọi người ai cũng phải nghĩ tới, nhất là khi đã mang gánh gia đình. Thế nhưng câu chuyện tôi tình cờ được nghe từ những anh em của "Trung tâm bảo vệ sự sống Gioan Phaolô II", thì nỗi trăn trở của họ về một ngôi nhà dường như không dừng lại ở đó.

Khi các chàng trai làm mẹ

Họ là những nam sinh viên mặt còn non choẹt, học ở các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Vinh. Mới độ tuổi mười tám, đôi mươi, nhưng các chàng trai ấy đã làm bố, làm mẹ bất đắc dĩ của hàng chục cháu bé và hàng nghìn sinh linh xấu số không được sinh ra trên đời.

Đêm đêm từ căn nhà nhỏ thuê ở xóm 10, xã Nghi Phú (TP.Vinh - Nghệ An), những người mẹ đàn ông ấy lại thay nhau cất lên tiếng ru ầu ơ đưa các cháu vào giấc ngủ ngon lành...
Tôi tìm gặp các chàng trai làm mẹ vào một chiều cuối đông. Không thể gặp đầy đủ các bạn vì ai nấy cũng tất bật công việc. Người thì lo đi bán hương trầm, lá dong, người còn lo túc trực chờ một số bà mẹ trẻ có thể trở dạ bất cứ lúc nào... 

Và rồi, câu chuyện làm mẹ, làm cha của các chàng trai trẻ đã hút tôi không thể rời căn nhà nhỏ ấy trước khi trời tối. Tranh thủ dịp tết, các bạn phải phân công nhau lên các huyện miền núi mua lá dong, hương trầm về bán để kiếm lời. Số tiền chênh lệch ấy là chi phí chính dành cho hoạt động cả năm của nhóm. 

“Để có sữa, có mọi thứ chăm sóc cho các em bé, chúng em phải tranh thủ làm thôi. Chúng em là sinh viên làm gì có tiền” - Trần Hữu Đức - một thành viên của nhóm - cho biết. Đức cũng cho biết, nhóm sinh viên này có đến chục bạn. Họ mượn nhà anh Nguyễn Hữu Chắc và bầu anh làm trưởng nhóm luôn. 

Nhóm ra đời bắt đầu từ một câu chuyện hết sức đau lòng mà anh Chắc đã tận mắt chứng kiến. Cách đây 3 năm, một lần đi qua bãi rác, Chắc thấy hai con chó đang giành nhau một thai nhi bị vứt bỏ, thương quá, anh phải dừng chân để tìm cách chôn cất. 

Nghe anh Chắc kể, cả nhóm đề nghị làm mọi cách để vừa an táng cho các thai nhi bị từ chối sinh ra, đồng thời gửi đến các bạn trẻ thông điệp: Hãy sống đẹp, sống có trách nhiệm. Và rồi, vừa đến các cơ sở nạo phá thai để xin an táng thai nhi, các bạn vừa thuyết phục các bà mẹ trẻ trở về: Chúng tôi sẽ chăm sóc bạn và em bé...

Đi tìm lời ru

Tôi tới căn nhà nhỏ cũng là lúc cháu bé cuối cùng trong tổng số 20 cháu bé được chăm bẵm ở đây năm 2009 được ông bà nội xin đón về Nghĩa Đàn. Anh Nguyễn Hữu Chắc vui lắm. Anh cười rõ tươi: “Thế là một em bé nữa được đoàn tụ với gia đình”. 

Anh kể, năm 2009 các chàng trai đã vận động được hai chục bà mẹ trẻ về căn nhà này để chờ ngày sinh nở. Phần lớn các em đều là học sinh, sinh viên lỡ làng trong tình yêu. Mỗi người một nơi, nhưng hoàn cảnh thì giống nhau, họ đều bị gia đình hắt hủi, xóm làng dị nghị. Có em bị người yêu nghi ngờ nên có lúc đã nghĩ đến cái chết. Khi “mẹ tròn con vuông” chính các bạn ấy lại đến nhà các cô gái lỡ duyên để thuyết phục gia đình đón mẹ con trở về. Như bạn Đức còn đến cả nhà người yêu của một số bạn để thuyết phục ông bà nội chấp nhận cháu.

Chiều ngả vàng, anh Chắc không tiếp chuyện tôi nữa, mà “bàn giao” cho Việt - cậu vừa mới đi bán hương trầm trở về. Việt quê ở Yên Thành, là sinh viên năm thứ hai của Trường CĐ Sư phạm Nghệ An. Việt hớn hở khoe, hôm nay bán được nhiều lắm, bà con không hề mặc cả, ai cũng mua cao hơn giá gốc nhiều lần. Việt đã làm “mẹ” được 2 năm và cả hai năm đều không về quê ăn tết được, vì giao thừa nào cũng có người trở dạ. 

Em cho biết, tết năm ngoái em về đến nhà là 10 giờ đêm giao thừa. Vừa thay quần áo xong lại nhận được điện thoại em H sắp sinh. Thế là lại phóng xe vào Vinh ngay trong đêm, đón trọn cả tết trong bệnh viện. Năm nay cũng chưa biết thế nào, vì có 4 bạn gái đang chờ ngày vượt cạn. Họ còn trẻ lắm, khi yêu thì hết mình, nhưng đến khi lỡ làng thì lại cô độc. 

Tôi hỏi Việt về sự vất vả của công việc đang làm, em nhỏ nhẹ: “Vất vả thì em chẳng ngại, chỉ là mình chưa có kinh nghiệm, còn lóng ngóng anh ạ. Bây giờ được các bác sĩ Viện Nhi tập huấn, nên cũng ít nhiều hiểu biết, trước đây thì chả biết tí gì”. 

Việt kể, có hôm em trông bé cả đêm, sáng mai đi học toàn ngủ gật. Cộng với công việc lượm thai nhi đưa đi an táng cũng bị hiểu lầm, làm em khốn khổ mất mấy ngày. Một hôm, cô giáo em lặng lẽ đi theo về đây. Khi cô chứng kiến công việc của bọn em, đã ôm chầm mà khóc: “Cô cũng là người mẹ, cô không ngờ các em còn trẻ lại là đàn ông mà làm được việc lớn như thế này. Cô cảm ơn em. Thế rồi từ đó, cô giáo đã dạy thêm cho em rất nhiều”.

Sứ giả của tình yêu

Cuối cùng thì tôi vẫn gặp được Trần Hữu Đức - sinh viên Trường CĐ kỹ thuật Việt - Đức. Chiều nay, Đức vừa trải qua kỳ thi hết môn. Đức vui vì bài làm rất tốt. Tôi có lý do phải gặp bằng được Đức, vì cả nhóm đều gọi cậu là sứ giả của tình yêu. Cứ sau khi các bà mẹ sinh nở, Đức lại lặn lội đến các gia đình vận động ông bà, người thân đón hai mẹ con trở về. Đức cũng không ngại ngần gặp các ông bố trẻ, ông bà nội để nói về cháu của họ. Đức đã rất thành công. Tôi thật không ngờ với nét mặt thơ ngây ấy mà Đức lại thuyết phục được các cụ, đặc biệt là các cụ ông nổi tiếng “phong kiến” ở các vùng quê.

Trong 20 cháu của năm 2009 mà các bạn chăm sóc, có cháu nào không được gia đình chấp nhận không - tôi hỏi Đức? Phần lớn là gia đình chấp nhận. Chỉ có một trường hợp em phải chịu thua và một trường hợp em phải làm cách khác. Em N ở Hưng Nguyên sinh cháu được 1 tháng mà gia đình cũng chưa hay biết. Khi em đến nhà thì bố mẹ em ấy giận lắm, nhưng khi xem ảnh, cả hai ông bà đều khóc. Khổ nỗi, bố em ấy bảo: Thương, nhưng không thể đón về được, làng xóm họ chửi vào mặt. Em phải tính cách làm thủ tục nhận con nuôi thì bố em ấy mới chịu...

Bất ngờ từ "Nhóm Bảo vệ sự sống Gioan Phaolô II"

giaophanvinh - Đôi bao tay, một túi nilon và chiếc xe đạp. Hàng ngày, một nhóm hơn chục sinh viên Công giáo thay nhau tìm đến các bệnh viện, phòng khám sản nhặt những bào thai không có cơ hội được sinh ra làm người để mang đi chôn cất. Một việc làm thầm lặng ít ai có thể biết tới… 

Đó là những nam sinh viên Công giáo đang theo học các trường ĐH, CĐ tại TP Vinh (Nghệ An). Họ tham gia nhóm với ý nguyện chuyển đến thông điệp hãy bảo vệ sự sống, bảo vệ môi trường và hướng con người đến với nhân bản.

Đồng hành cùng những người anh em Miền Trung

Trước tình cảnh khốn đốn của những người anh em ở Miền Trung trước cơn bão số 6. Thuận theo thư chung của Đức Giám Mục Giáo phận Vinh. Trung tâm Bảo Vệ Sự Sống Gioan Phaolo II Mở một cuộc phát động " Tất cả vì những người anh em đang phải gánh chịu thiên tai lũ lụt ". Tối ngày 12/10/.2010, một cuộc họp khẩn cấp của Trung Tâm đã diễn ra, một số công việc đã được thông qua như: 
- Các anh em sinh viên đi lao động để kiếm tiền ủng hộ miền trung.
- Tổ chức đi thu gom phế liệu để kiếm tiền.
- Gom quần áo cũ đã qua sử dụng, bắt đầu từ những ACE trong nhóm,sau là các gia đình giáo dân.

CÁC ĐỜI ĐỨC GIÁO HOÀNG

Dưới đây là danh Sách các Ðức Giáo Hoàng (popes) của Giáo Hội Công Giáo qua các triều đại, kể cả các vị ngụy Giáo Hoàng được viết trong dấu ngoặc [...]. Danh sách này được cập nhật hóa năm 1947 dựa theo những tài liệu của Vatican trên căn bản của các nhà học giả nghiên cứu lịch sử giáo hội. Tên họ của những vị Giáo Hoàng sau thời kỳ "Ðại Ly Giáo Tây Phương" (Great Schism 1378-1417), được ghi kèm theo trong dấu ngoặc đơn (...).

Chung tay tiễu trừ nền văn hóa Cain

Chúng ta không thể chấp nhận bất cứ lời bào chữa nào cho những việc làm phi nhân tính, vô đạo đức ấy: vì nếu nói về luật pháp, họ đã giết hại những con người vô tội, những con người không hề có khả năng tự vệ; đứng về phương diện quyền con người, họ đã cướp đi quyền được sống, được làm người của những sinh linh hoàn toàn giống như họ; đứng về phương diện văn minh, họ đã tạo ra một nền văn minh của sự chết - nền văn minh Ca-in”. 
Được sự quan tâm của Bề trên giáo phận, cha quản xứ Yên Đại, cha linh hướng, vào lúc 15h ngày 8/1/2009, tại nhà thờ giáo xứ Yên Đại, các thành viên của “Trung tâm Bảo vệ Sự sống Gioan Phaolô II” đã long trọng mừng kính lễ Các Thánh Anh Hài - bổn mạng của trẻ thơ và thai phụ, cũng là lễ bổn mạng chung của phong trào phò sinh thế giới.

ĐỪNG CỐ CHẤP TRONG TỘI


Thứ năm, ngày 13 tháng mười năm 2011


Lời Chúa thứ năm tuần 28
Khi Đức Giêsu ra khỏi đó, các kinh sư và các người Pharisêu bắt đầu căm giận Người ra mặt, và vặn hỏi Người về nhiều chuyện, gài bẫy để xem có bắt được Người nói điều gì sai chăng. (Lc 11,53-54)

CHỈ CÓ MỘT ĐIỀU CẦN

Thứ ba, ngày 04 tháng mười năm 2011

Lời Chúa thứ hai tuần 27 thường niên

“Maria đã chọn phần tốt nhất.” (Lc 10,42) 

Suy niệm: Trên đường đi Giêrusalem, Đức Giêsu ghé vào nhà người quen. Hai chị em Mátta và Maria đón tiếp Chúa, nhưng mỗi người một cách. Cô Mátta “tất bật phục vụ:” cô bày tỏ lòng hiếu khách truyền thống của người Do Thái trong cương vị một người chủ nhà. Còn Maria thì bày tỏ lòng mến phục của người môn đệ bằng cách “cứ ngồi bên chân Chúa” chăm chú lắng nghe lời Thầy. Có lẽ mọi chuyện sẽ tốt đẹp hài hoà giữa hai chị em nếu như không xảy ra sự cố là cô Mátta “tị nạnh” với em mình: “Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ mà Thầy không để ý tới sao?” Chính trong hoàn cảnh đó Chúa dạy chúng ta tiêu chuẩn phân định: giữa hai việc đều tốt, thì phải chọn điều tốt hơn, nghĩa là điều tốt nhất. Cô Mátta tất bật nhiều việc để phục vụ Chúa là điều tốt, nhưng chỉ cần một việc thôi cũng đủ rồi. Còn việc lắng nghe Lời Chúa thì tuyệt đối cần thiết không gì có thể thay thế được. Thế nên “Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi.”
Mời Bạn: Trong việc tiếp đón không tự hào vì mình đã cho những điều quí giá, nhưng là cám ơn vì điều mình đã nhận còn quí hơn nhiều. Phần tốt nhất đích thực là để cho Thiên Chúa gặp gỡ bạn qua việc lắng nghe Lời Ngài.

Sống Lời Chúa: Mỗi ngày bạn hãy sắp xếp công việc để dành một khoảng thời gian thật riêng tư, thinh lặng để lắng nghe Lời Chúa và cầu nguyện với Ngài.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, lắm khi con cảm thấy thật mệt mỏi và trống rỗng vì mải mê cho một cuộc sống ồn ào, bận rộn bon chen. Xin cho con biết dành ít phút thinh lặng cho riêng mình con với Chúa để lắng nghe tiếng Chúa, để cuộc sống của con có ý nghĩa hơn. Amen. 

Nhóm Biên Soạn suy niệm Lời Chúa

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

Phê bình thuyết vô thần của Karl Marx* (phần II)


lamhong - PHÊ BÌNH LÝ THUYẾT VÔ THẦN CỦA MARX
A. Chủ thuyết Marx nhắc nhở chúng ta một vài chân lý:

1. Marx nhắc nhở con người phải ý thức về vai trò chủ động của họ trong công trình biến cải vũ trụ cũng như về bản chất cộng đoàn mà con người được mời gọi tham dự. Marx đã có lý khi lên án một lý tưởng Kitô giáo hoàn toàn theo cá nhân chủ nghĩa “cứu linh hồn mình” mà quên hạnh phúc trần gian và cứu rỗi tha nhân.



2. Vì lý do gì Marx đã có thể nhân danh tình người để bài bác Kitô giáo trong khi giới răn căn bản của Kitô giáo lại chính là bác ái đại đồng? Phải nhìn nhận rằng “nhiều Kitô hữu thế kỷ XIX đã không ý thức đầy đủ về các biến đổi kinh tế trước mắt họ, chưa ý thức vai trò trần thế mà đức công bằng và lòng bác ái đòi buộc họ phải thực hiện. Phải chăng người Kitô hữu lại không có bổn phận đi tiên phong trong việc tranh đấu cho giới bần cùng và cho công cuộc thăng tiến xã hội của giới này sao? Tháng 10 năm 1846, Marx soạn thảo bài mở đầu và những quy chế của Liên Hiệp thợ thuyền quốc tế tiên khởi, thế mà mãi 50 năm sau mới có một Đức Giáo Hoàng công bố thông điệp đầu tiên về xã hội…”.

3. Cũng cần nhắc lại hình ảnh méo mó về Kitô giáo dưới cái nhìn của Marx: đó là phái Luther suy đồi hoàn toàn theo cá nhân chủ nghĩa, thường là công cụ chính trị trong tay nhà nước.

4. Sau hết chúng ta nên nhắc lại một vài điếm mà Công Đồng vừa qua đã không ngại nêu lên. Sở dĩ có nhiều cuộc cách mạng xã hội đã mang tính cách bài giáo, chính vì sự tham gia của các tín hữu vào chế độ bất công và áp bức. Hiến chế công đồng về Giáo Hội trong thế giới ngày nay thành thật nhìn nhận người Kitô hữu chịu trách nhiệm về việc phát sinh chủ nghĩa vô thần: “Các tín hữu có thể chịu một phần trách nhiệm không nhỏ trong việc khai sinh chủ nghĩa vô thần, hoặc bởi xao nhãng việc giáo dục đức tin, bởi trình bày sai lạc về giáo lý, hoặc do những thiếu sót trong đời sống tôn giáo, luân lý và xã hội. Có thể nói rằng họ che dấu thay vì bày tỏ một bộ mặt đích thực của Thượng đế và tôn giáo” (MV số 19).

Cũng vậy, thông điệp “Phát triển các dân tộc” nhắc nhở chúng ta con đường phải theo hầu giải phóng chúng ta khỏi “các cơ chế áp bức phát xuất từ những lạm dụng về sở hữu hoặc quyền hành, từ sự bóc lột cần lao hoặc bất công trong vấn đề giao dịch” (Số 21).

B. Một mâu thuẫn ngay trong chủ thuyết của Marx

Marx cho rằng thực tại căn bản tối hậu chính là thực tại lịch sử cụ thể, tức những tổng hợp tương quan xã hội. Sự kế tiếp của những tập hợp tương quan này diễn ra một cách hợp lý và tiến đến một tổng hợp chung kết. Như vậy lịch sử có một ý nghĩa. Xét như một toàn bộ thì nó có thể hiểu được.

Nhưng khi thừa nhận điều đó, chủ thuyết của Marx lại tự mâu thuẫn vì thuyết này chủ trương tri thức con người bị quy định bởi giây phút hiện tại mà thôi. “Tri thức con người chỉ là một phản ảnh của sự hữu, và cùng lắm cũng chỉ là một phản ảnh gần đúng” (Lénine).

Chúng ta có thể chất vấn Marx như sau:

* Hoặc con người có thể phát biểu một chân lý chắc chắn về toàn thể biến trình nhân loại.Nhưng điều đó giả thiết con người phải siêu vượt tình trạng “phản ảnh lịch sử” của họ. Làm thế nào con người có thể tri thức ý nghĩa chung cuộc của lịch sử, nếu không vượt qua giây phút lịch sử họ đang sống, nhờ một tri thức vững chắc? Thế mà theo các nguyên tắc của Marx, con người không thể vượt qua những giây phút lịch sử đang sống.

* Hoặc không được nói đến lịch sử trong toàn bộ của nó và chỉ có quyền quả quyết rằng chỉ có những dự phóng tự do của con người trong từng giây phút mới tạo ra ý nghĩa lịch sử. Nhưng nói như thế là đã ra ngoài chủ thuyết của Marx để rơi vào hiện sinh vô thần.

Sartre nêu rõ sự thiếu mạch lạc đó như sau:

“Nếu sự kiện tâm lý hoàn toàn bị quy định bởi sự kiện sinh vật và sự kiện sinh vật lại bị quy định bởi trạng thái vật lý của thế giới, thì tôi thấy rằng ý thức con người có thể diễn tả vũ trụ tương tự như hậu quả diễn tả nguyên nhân, chứ không phải như tư tưởng diễn tả đối tượng. Một lý trí bị giam hãm, bị điều khiển bởi ngoại giới, bị xách động bởi những nguyên nhân mù quáng, làm sao còn có thể là một lý trí? Làm sao tôi có thể tin vào những nguyên tắc do tôi suy diễn, nếu chính biến cố bên ngoài đã đặt chúng vào trong tôi? Thử xem Lénine nói gì về ý thức của chúng ta: “Nó là phản ảnh của sự hữu, và cùng làm cũng chỉ phản ảnh gần đúng. Nhưng như thế ai dám cho rằng trường hợp hiện tại, nghĩa là chủ thuyết duy vật, là “trường hợp tốt nhất”? Có lẽ một trật vừa phải ở ngoài vừa phải ở trong thuyết đó mới có thể so sánh được. Và vì điều này không thể là vấn đề phải đặt ra ở đây, nên chúng ta không có một tiêu chuẩn nào để thẩm định giá trị của “phản ảnh”, ngoại trừ những tiêu chuẩn nội tại, chủ quan: sự thích hợp…, rõ ràng, phân minh, thường hằng của nó. Tóm lại, đó là những tiêu chuẩn duy tâm”.

C. Một bản văn đáng chú ý trong những thủ bản năm 1884

Đây là một trong những bản văn hiếm hoi trong đó Marx đã trình bày những tư tưởng của mình theo cách thức mà ông cho là triết học, liên quan đến vấn đề vô thần và sự biện minh cho vấn đề đó. Ông đã đối lập ý tưởng về nhân loại là nguyên lý (nguyên nhân) tạo ra chính mình với ý tưởng về Thượng Đế sáng tạo. Trong các Thủ Bản năm 1884, bản dịch của Emile Botigelli, tr.97-98, Editions Sociales, Paris (1962):

1. Một chủ thể chỉ bắt đầu độc lập khi nó tự làm chủ lấy mình và nó chỉ làm chủ lấy mình khi nó tự hiện hữu. Một người sống nhờ kẻ khác, thì bị coi là lệ thuộc. Nhưng tôi sẽ là người sống hoàn toàn lệ thuộc vào người ta, nếu tôi nhờ vào người đó để duy trì cuộc sống, mà hơn nữa nếu tôi chấp nhận họ là người đã tạo dựng nên tôi, là cội nguồn của tôi. Như thế, sự sống của tôi nhất thiết phải có một căn nguyên tương tự ở bên ngoài tôi, nếu nó không phải là sự sáng tạo độc đáo của riêng tôi. Vì thế, sự sáng tạo là một ý tưởng rất khó xua đuổi tâm thức bình dân. Thiên nhiên và con người tự hiện hữu, đó là một sự kiện không thể hiểu được đối với tâm thức bình dân, vì nó đi ngược lại với tất cả những điều hiển nhiên trong đời sống thực tiễn”[1].

Qua ý tưởng trên, chúng ta thấy được lập trường căn bản của thuyết vô thần của Marx. Đặc điểm của con người bị vong thân chính là nhận biết thân phận thụ tạo và hiện hữu của mình lệ thuộc vào Đấng sáng tạo. Trái lại, người theo chủ thuyết của Marx là người đã hiểu rằng chính mình tự hiện hữu.

Dường như K. Marx lẫn lộn sự độc lập kinh tế và xã hội với sự độc lập hữu thể, là sự độc lập thuộc một bình diện khác. Marx xác quyết rằng con người hoàn toàn tự mình hiện hữu, nhưng ông lại không đưa ra một bằng chứng nào cho vấn đề này. Sự độc lập kinh tế và xã hội mà chúng ta phải luôn luôn thăng tiến thì hoàn toàn không làm cho con người trở thành “tự hữu” được. Duy chỉ có một Hữu thể tuyệt đối (Thượng Đế) mới không lệ thuộc vào cái gì khác ngoài mình. Marx đã gán cho con người những đặc tính thần linh. Nhưng, thực tế hiển nhiên đã chứng minh ngược lại.

2. “Thuyết sáng tạo địa cầu đã bị lung lay mạnh bởi khoa địa cầu cấu tạo học. Theo khoa này, trái đất được cấu tạo và biến dịch như một tiến trình tự sinh. Sự ngẫu sinh là lý chứng thực tiễn duy nhất chống lại thuyết sáng tạo”[2].

Ở đây, có sự lầm lẫn hoàn toàn giữa giải thích khoa học và giải thịch hữu thể học. Đó là một võng luận vụng về (paralogisme).

Thực vậy, những khoa học về địa cầu, về thiên nhiên nói chung, đã cho chúng ta thấy trái đất từ từ được cấu tạo như thế nào, thiên nhiên đã tăng triển ra sao. Sự tiến hóa của vũ trụ vật chất và sinh vật là đối tượng nghiên cứu của khoa học. Mọi người dù có tín ngưỡng hay không cũng đều chấp nhận thành quả của nó. Nhưng việc nhận thức được tiến trình cấu tạo của trái đất hoàn toàn không cho phép chúng ta nói thêm rằng tiến trình này là một sự tự sinh, nghĩa là một tiến trình ta có thể giải thích bằng chính nó mà không cần một nguyên nhân sáng tạo nào.

Tresmontant đưa ra nhận xét sau đây: Nếu cho rằng sự tiến hóa này tự nhiên mà có và chúng ta có thể giải thích hoàn toàn bằng chính nó, tức là người ta đã trả lời được vấn đề về hữu thể do sự kiện tiến hóa đặt ra, nhưng như vậy là họ đã không nghiên cứu đúng đắn vấn đề. Người ta đã đưa ra một giải đáp độc đoán trước khi phân tích vấn đề. Tuy không nói ra nhưng người ta đã đem vào lĩnh vực khoa học một lập trường hữu thể học. Thế nhưng trong lĩnh vực khoa học, những khoa học về địa cầu và sự sống không bao giờ (và cũng sẽ không bao giờ) thiết định rằng sự tiến hóa có thể tự nó đem lại một giải thích đầy đủ về phương diện hữu thể học. Một khẳng định như thế có thể là kết luận của việc phân tích hữu thể học. Tất cả vấn đề là ở đấy, nhưng lại không được Karl Marx bàn đến. Cái sai lầm cả thể của Marx là đã coi kết luận của ông như một kết quả của khoa học. Nhưng khoa học, với tư cách là khoa học, không muốn và không thể trả lời đúng hay sai cho vấn đề này, một vấn đề thuộc phạm vi hữu thể học. Lập trường này tạo thêm một thứ phiếm thần mới. Thật thế, để vật chất có thể tự mình tiến hóa từ vật chất thô sơ đến sinh chất, từ sinh chất đến con người có lý trí, dĩ nhiên là phải gán cho vật chất này tất cả những đặc tính của một hữu thể tuyệt đối và thần linh. Nhưng đó lại là một lập trường hữu thể học, không thuộc phạm vi khoa học, vì khoa học không đề cập đến vấn đề này.

3. “Xin trình bày lại với mỗi người điều Aristote đã nói: Anh được cha mẹ anh sinh ra nghĩa là do chính sự giao hợp của hai người. Vậy chính tác động chủng loại của con người đã tạo nên con người anh. Như thế, anh thấy rằng ngay cả trong phương diện vật lý, con người nhận sự hiện hữu từ con người. Anh không nên chỉ xét khía cạnh của vấn đề, tức cái tiến trình vô định đã làm anh thắc mắc: Ai đã sinh ra cha tôi, ai đã sinh ra ông nội tôi…? Cuối cùng anh vẫn phải chấp nhận sự vận chuyển vòng quanh mà trong đó con người, khi sinh sản, lập lại chính mình, tức là con người vẫn luôn là chủ thể”![3]

Ta có thể tóm tắt luận chứng của Marx như sau: con người sinh ra con người, và do đó con người tự hiện hữu do mình và chỉ do chính mình. Và Marx đã nói đến thứ vận chuyển vòng quanh. Ai lại không biết người sinh ra người! Nhưng trước hết chúng ta hãy lưu ý rằng đây hoàn toàn không phải là một vận chuyển vòng quanh. Sự thông truyền của “luật truyền sinh” (code génétique) (theo ngôn từ sinh vật học hiện đại) không có gì là vòng luẩn quẩn. Sự lưu truyền luật này từ cha mẹ đến con cái được ghi khắc trong lịch sử tự nhiên của loài người. Sự lưu truyền này không phải là một sự sáng tạo. Đâu là nguồn gốc của luật này (hay theo ngôn ngữ thế kỷ XIX, nguồn gốc của nhân loại), đó chính là vấn đề triết lý.

Marx muốn tránh né vấn đề nên ông chỉ biết lập luận rằng con người sinh ra con người, mà trả lời vấn nạn chính ở đây là: xét cho cùng do đâu mà có những động lực, những quy tắc, luật di truyền mà con người truyền lại cho con cháu trong khi họ không phải là kẻ sáng tạo nên những luật đó. Tóm lại Marx lẫn lộn sự thông truyền “luật di truyền” với sự sáng tạo ra luật này (theo ngôn ngữ cổ điển hơn, người ta có thể nói: “Marx đã lẫn lộn những nguyên nhân đệ nhị với nguyên nhân căn bản của vạn vật tức là nguyên nhân sáng tạo). “Nguyên nhân tính của Thượng Đế không cạnh tranh với hữu thể và hành động của thiên nhiên, nhưng nằm trong một bình diện khác”.

4. “Bạn sẽ trả lời tôi rằng: Được rồi tôi chấp nhận cái chuyển động vòng tròn đó, nhưng đến lượt ông, ông hãy chấp nhận cái tiến trình luôn đưa tôi đi xa hơn, cho đến lúc tôi hỏi ai đã sinh ra con người đầu tiên và thiên nhiên nói chung. Tôi chỉ có thể trả lời bạn thế này: vấn nạn của bạn chính là một sản phẩm của trừu xuất. Bạn hãy tự hỏi lại xem tại sao bạn có thể đặt ra vấn nạn đó. Bạn thử nghĩ biết đâu câu hỏi của bạn không đến từ một quan điểm (…) sai lầm nào đó. Thử hỏi tiến trình đó có thể hiện hữu đối với một tư tưởng thuần lý không? Lúc bạn hỏi về việc tạo dựng thiên nhiên và con người tức là bạn đã trừu xuất thiên nhiên và con người rồi. Như thế là bạn xem chúng như không hiện hữu vậy. Trong khi đó bạn lại muốn tôi chứng minh chúng như là hiện hữu. Này bạn, bạn hãy gạt bỏ lối trừu xuất của bạn đi, bạn sẽ không còn thắc mắc về câu hỏi đó nữa. Hay là nếu bạn muốn giữ lại lối trừu xuất đó, thì hãy làm sao cho hợp lý, (…) lẽ nào bạn nghĩ mình không hiện hữu, trong khi thật sự bạn vẫn là bản tính và con người. Thôi bạn đừng suy nghĩ nữa, đừng tra vấn tôi nữa. Vì ngay lúc bạn say nghĩ, bạn đặt vấn nạn, thì sự trừu xuất về thiên nhiên và con người không còn ý nghĩa gì nữa[4].

Ở đây Marx chống lại vấn đề nguồn gốc và vấn đề tạo dựng. Để giải đáp, Marx cho rằng vấn đề đó không có nghĩa gì cả, vì đó hoàn toàn là một sự trừu xuất. Ông nói thêm rằng muốn đặt vấn đề nguồn gốc và dĩ nhiên cả vấn đề tạo dựng, thì trước hết phải tưởng tượng rằng trước đó con người không hiện hữu, rồi sau đó con người bắt đầu hiện hữu; và thiên nhiên cũng vậy, trước đó không hiện hữu rồi sau đó mới bắt đầu hiện hữu. Như thế, theo Marx thì điều đó phi lý và không hợp thức (ở đây hình như Marx muốn ru ngủ mọi vấn đề bằng thuốc phiện…). Phủ nhận thiên nhiên và con người là một điều không thể được. Và như vậy, vấn đề nguồn gốc (giả thiết trước đó không có thiên nhiên và con người) là một vấn đề giả tạo.

Ở đây, Marx lầm lẫn giữa suy tưởng và hình dung. Chắc chắn là bao lâu còn sống, con người không thể nào hình dung mình như là không hiện hữu. Tôi biết chắc chắn là năm 1900 tôi chưa hiện hữu. Tôi suy tưởng điều đó mà không có mâu thuẫn tí nào, rất đúng là đàng khác, cho dù trí tưởng tượng của tôi không thể tưởng tượng được điều đó. (Người ta không thể tưởng tượng hình ảnh của một vật không hiện hữu). Đối với thiên nhiên cũng vậy. Nếu những điều Marx đưa ra đều đúng cả, thì phải đi đến kết luận rằng thế giới và con người đã luôn luôn hiện hữu. Đó là điểm sai rõ rệt nhất, ít là trong trường hợp con người.

Marx bị bó buộc phải kết luận rằng thiên nhiên là vĩnh cửu vì thiên nhiên là thực tại duy nhất. Giả sử trước đó thiên nhiên không hiện hữu, thì nó cũng đã không bao giờ có thể hiện hữu được (vì theo giả thuyết này thì Thượng Đế không hiện hữu).

Nhưng nếu gạt bỏ vấn đề thời gian ra ngoài, thì vấn đề tạo dựng không còn liên hệ tới vấn đề thời gian hữu hạn hay vô cùng. Thánh Tôma đã thấy rõ rằng cho dù thế giới có một bắt đầu nào đó hay không trong thời gian, thì điều đó vẫn không thay đổi được vấn đề là thế giới có tuyệt đối, có tự hữu hay không. Một thực tại bất tất, dù hiện hữu đời đời, cũng sẽ đòi hỏi từ đời đời một nguyên nhân tuyệt đối, không bất tất. Bất tất tính chi phối mọi giây phút của thiên nhiên (hay của vũ trụ). Những giây phút đó, dù vô hạn hay hữu hạn, cũng không làm mất bất tất tính đó được. Hay nói theo những thí dụ cổ điển, một con kênh có dài đến vô tận cũng không cho được một nguồn nước. Một cái cán bút có dài đến vô tận cũng không cho phép ngòi bút viết một mình!

5. “Bạn có thể bắt bẻ rằng: Tôi không muốn đặt vấn đề thiên nhiên không hiện hữu v.v…, tôi muốn ông cho tôi biết thiên nhiên khai nguyên thế nào, giống như tôi xin nhà cơ thể học cho tôi biết sự cấu tạo của xương v.v… Nhưng đối với người theo chủ nghĩa xã hội, thì tất cả cái gọi là lịch sử của thế giới, sẽ không là gì khác ngoài sự sản xuất của con người nhờ cần lao, ngoài sự biến dịch của thiên nhiên để phục vụ con người. Như vậy người theo chủ nghĩa xã hội có một bằng chứng trực giác, không thể chối cãi về sự tự hữu của mình, của quá trình nguồn gốc của mình. Vì đặc tính cốt yếu của con người và của thiên nhiên đối với con người (theo chủ nghĩa xã hội) đã trở nên khả giác và hữu hình (…) cho nên vấn nạn về một hữu thể xa lạ, – một hữu thể vượt lên trên thiên nhiên và con người – vấn nạn bao hàm tính chất bất tất của thiên nhiên và của con người -, vấn nạn như thế thực tế không thể có được”. (Trong phân tiếp theo, Marx tuyên bố rằng ngay cả vô thần, tức sự phủ nhận Thượng Đế, cũng sẽ tự biến mất như chủ trương hữu thần, vì bấy giờ người ta sẽ không còn đặt vấn đề ấy nữa)[5].

Ở đây Marx rất khôn khéo. Ông chơi chữ về ý nghĩa của tiếng “cốt yếu” (essentiel). Thật ra chính Kitô hữu là người đầu tiên chấp nhận con người là một hữu thể cốt yếu, là cùng đích của mọi loài tạo vật, được mời gọi tham dự vào chính sự sống của Thượng Đế. Một cách nào đó, chính Thượng Đế tự hạ mình đến độ nhập thể vì yêu thương con người… Nhưng Marx lại đi từ đặc tínhcốt yếu này đến tính tuyệt đối. Với Marx thì cốt yếu và tuyệt đối đồng nhất với nhau. Đó là điểm hàm hồ đầu tiên.

Điểm hàm hồ khác là con người tự tạo lấy chính mình. Chắc chắn là nhờ việc làm và kỹ nghệ, nghệ thuật và trong các khoa học, con người tự hoàn bị, tự “xây dựng” lấy chính mình. Và còn đúng hơn nữa khi con người đi vào những phạm vi mật thiết nhất của nguồn gốc sự sống. Nhưng để cộng tác vào việc tạo thành nhân loại, trước tiên con người phải hiện hữu đã. Và không phải nhờ việc làm con người mới tạo cho mình sự hiện hữu, một sự hiện hữu theo nghĩa đích thực của nó. Thành ngữ “tự tạo” (causa sui) mà Descartes và Spinoza gán cho Thượng Đế để diễn tả đặc tính Hữu Thể tuyệt đối hoàn hảo của Ngài, ở đây đã được Marx gán cho con người. Điều đó phi lý, phải nói thẳng như vậy. Ngay cả ông tổ loài người cũng đã nhận lãnh sự hiện hữu như tất cả mọi người. Ông đã không tự cho mình hiện hữu nhờ việc làm của đôi tay ông.

Ngược lại, người Kitô hữu không nên quên sự cao cả của con người. Một giáo phụ nói: “Vinh quang của Thượng Đế, chính là con người đang sống”. Chúng ta có thể diễn tả bằng ngôn ngữ ngày nay: Vinh quang của Thượng Đế chính là con người tự do và trách nhiệm, con người kiến tạo ở mọi mức độ, là con người của kinh tế hay của kỹ thuật, của nghệ thuật hay của triết lý. Việc chấp nhận Thượng Đế không làm trở ngại sáng kiến của con người nhưng khai mở nhân loại đến sự khởi vượt vô biên.

D. Một thuyết nhân bản thiếu sót và giản lược

1. Điều đáng chú ý hơn cả trong chủ thuyết nhân bản của Marx là thiếu tôn trọng mọi chiều kíchcủa nhân phẩm. Con người và kinh nghiệm nhân bản bị giản lược vào một chiều kích duy nhất là chiều kích kinh tế và xã hội (x. L’homme unidimentionnel, của Marcuse, Paris 1968).

Thực vậy chủ thuyết của Marx chỉ thấy được một chiều kích duy nhất trong sự hiện hữu của con người và trong đà tiến của tự do. Đà tiến này nâng đỡ và gắn liền với chủ thuyết. Con người chỉ là một một hữu thể được mời gọi thắng vượt các sức mạnh của thiên nhiên và san bằng mọi chênh lệch xã hội và kinh tế. Dĩ nhiên công cuộc chinh phục này rất quan trọng và không nên coi thường. Cũng thế, mọi người phải đấu tranh chống lại những bất công xã hội. Nhưng đối với Marx thì con người chỉ có thế. Trong viễn tượng đó, Thượng Đế trở nên dư thừa.

2. Trong con người còn có một ý nghĩa sâu xa hơn ý nghĩa kinh tế nhiều. Con người nhận thức mình như một huyền nhiệm, một hữu thể có trách nhiệm, một hữu thể đạo đức, ý thức mình bị bó buộc theo các quy luật siêu vượt chủng tộc, quốc gia, kinh tế… Tình yêu, tình bạn, vinh dự, bác ái…, tất cả không thể giản lược vào lãnh vực kinh tế và xã hội được. Bảo rằng tất cả điều đó chỉ là phản chiếu các hoàn cảnh thuần vật chất thì thật dễ dàng, nhưng cần phải chứng minh điều ấy.

Những tiến bộ của khoa tâm lý học chiều sâu đã mở rộng một cách đáng kể kiến thức của ta về những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến con người. Xã hội và tiến bộ kinh tế không hủy bỏ được những mặc cảm, sự ghen tương, và những bản năng phá hoại, cũng như không hủy bỏ được việc phân phối không đồng đều những ân huệ, tài năng và những may lành, phúc lộc do những tài năng đó đem lại. Thực hiện được một nền kinh tế lý tưởng cũng không thể giải đáp ổn thỏa các vấn đềcá nhân và không thỏa mãn mọi nguyện vọng của con người. “Giản lược lương tri con người vào ý thức xã hội của họ chính là một sai lầm không thể chối cãi được. Dù Marx nghĩ thế nào đi nữa, những tương giao của con người cũng chỉ tùy thuộc rất ít vào trung gian cần lao và sản xuất. Các tương giao ấy là tình yêu và tình bạn, chúng chỉ có thể được diễn tả bằng những hạn từ liên chủ thể” (J.M van Cangh).

3. Marx tin rằng xã hội vô giai cấp sẽ xóa bỏ được mọi vấn đề. Thế mà ngược lại, con người băn khoăn về ý nghĩa sau cùng của sự sống và sự chết, sự ác và tình yêu. “ Cho dù luôn muốn được bất tử, con người vẫn luôn bị dày vò bởi cái vô cùng”. Cái chết là sự vong thân căn bản mà những người theo chủ thuyết của Marx đành bó tay không giải đáp được. “Phải chăng chỉ cần tuyên bố rằng sự hy sinh hôm nay sẽ ích lợi cho nhân loại ngày mai là đủ? Sự bất tử của cộng đồng không thay thế được sự bất tử cá nhân, cũng không thể làm cho kẻ hấp hối an tâm trở về cát bụi”. Marx đã tránh né vấn đề bằng cách tạo ra một huyền thoại về một xã hội lý tưởng ngày mai. Nhưng có phải xã hội tương lai này sẽ không bao gồm những cá nhân phải đương đầu với những vấn đề như hôm nay chăng? Phái hiện sinh có cái nhìn đúng hơn khi quả quyết rằng mọi khoắc khoải đều phát sinh trong lòng người, vì con người biết rằng mình phải chết, vì con người bị xâu xé bởi khát vọng muốn sống khi thấy chắc sự chết sẽ đến.

E. Một vài sự kiện
1. Những sự kiện đã chứng minh một cách rõ ràng rằng phân tích xã hội học của Marx về tôn giáo có phần kém xác thực. Marx tuyên bố rằng tôn giáo là kết quả của sự vong thân, của áp bức kinh tế, trong một tình trạng “vô sản”. Nhưng De Lubac nhận xét rằng: “Thực tế cho thấy người dân càng trở nên vô sản thì họ càng đánh mất cảm thức tôn giáo. Vong thân là đặc tính tiêu biểu của thân phận vô sản, sự vong thân xã hội ngày càng gia tăng không thể đem lại cho con người hứng khởi tôn giáo như một bù trừ thần bí nào đó, trái lại nó có khuynh hướng bóp nghẹt thiện cảm đối với tôn giáo. Sự vong thân này đã làm cho xã hội mà nó phi nhân hóa “khước từ Thượng Đế”[6]. Đó là thảm kịch vô thần trong giới thợ thuyền Âu châu, trong những chế độ đàn áp của chủ nghĩa tư bản chưa được cải tiến. Các Đức Giáo Hoàng gần đây đã nhấn mạnh rằng tôn giáo và luân lý không thể có được khi những điều kiện sinh sống không cho phép con người sống với nhân phẩm tối thiểu.

2. Trong những nước theo chủ thuyết của Marx, ai cũng biết là chính quyền đã phải nhúng tay vào bao cuộc bách hại để diệt trừ tôn giáo. Thế nhưng chính Marx đã lên án việc sử dụng bạo lực. Ông cho rằng tôn giáo sẽ tự hủy một khi đã thay đổi được những điều kiện xã hội. Hiện thời,những phong trào tôn giáo không ngừng sống dậy đã làm cho giới hữu trách trong chính quyền cộng sản lo âu rất nhiều. Đáng lý ra, nếu người cộng sản tin tưởng vào lời tiên đoán của Marx, thì họ phải dám liều để dân chúng được tự do…

3. Người ta có thể tin rằng những sự kiện kể trên một phần lớn tùy thuộc vào sự kiện sau đây: Marx đã đồng hóa niềm tin đích thực của tôn giáo với sự mê tín dị đoan. “Làm như là kinh nghiệm giải thoát của các tôn giáo Ấn Độ và sự tự do cả con cái Thiên Chúa mà thánh Phaolô đã nói đến, cũng giống như sự sợ hãi của dân mọi rợ đối với các ác thần! Như thế là coi thường các dữ kiện rất sơ đẳng của kinh nghiệm” (A. Dondeyne). Sự sai lầm của lối phân tích này đưa đến hậu quả là dùng võ lực để tiêu hủy một thực tại trường cửu giống như người ta tiêu diệt dị đoan bằng tiến bộ khoa học và thay đổi các điều kiện xã hội.

4. Nhưng còn có một điều kiện đáng lưu tâm hơn: đó là Do Thái giáo. Tôn giáo này hoàn toàn khác hẳn với kết quả phân tích của Marx. Đây, hãy nghe R. Coffy trình bày: “Nếu con người đã phát minh ra Thượng Đế, và đã phát minh theo hình ảnh của mình, nếu người ta thấy một tương quan giữa cơ cấu xã hội với ý tưởng về Thượng Đế mà xã hội ấy tạo ra, thì làm sao giải thích trường hợp của dân tộc Do Thái, một dân tộc rất quê kệch, không triết lý, một dân tộc với nền văn minh rất thô sơ, sánh với những nền văn minh của các dân tộc khác cùng thời ở chung quanh, lại có một ý niệm về Thượng Đế cao vời và tinh ròng nhất? Làm sao cắt nghĩa được sự kiện họ vẫn thờ độc thần mặc dù các dân tộc lân cận thờ đa thần và họ chịu ảnh hưởng của các dân tộc này? Trước tiên sống đời du mục, kế đó định cư, lưu đày bên Ai Cập, bên Babylon, lưu lạc 40 năm trong sa mạc, sống đưới chế độ quân chủ trong nhiều thế kỷ và sau cùng bị dân Rôma đô hộ, thế nhưng dân tộc Do Thái vẫn giữ vững một niềm tin vào cùng một Thượng Đế. Người ta không thể nói rằng Do Thái giáo là một phản ảnh thuần túy của đời sống xã hội. Dù với một nền văn hóa thua kém nếu so sánh với nền văn hóa Ai Cập, thế nhưng dân Do Thái đã có một ý niệm siêu việt nhất về Thượng Đế, và duy chỉ có dân này là đạt tới ý tưởng về sự tạo dựng vũ trụ. Sức mạnh nào đã tác động họ và đã giữ vững họ trong một tuyên xưng niềm tin vào một Thượng Đế Tạo Hóa, trong khi theo chiều hướng tự nhên, họ có thể tôn thờ ngẫu tượng như mọi dân tộc khác?

Phải chăng người ta có thể nói rằng dân Do Thái đã tạo nên thiên giới để trốn tránh cõi trần, để bù cho kiếp sống khốn cùng của họ và cho biết bao nhục mạ mà họ phải gánh chịu? Không thể được, bởi vì cho đến thế kỷ II trước Tây lịch, dân Do Thái chưa hề tin có sự trả công đời sau. Trong bao nhiêu thế kỷ dài đằng đẳng, họ tin vào một Thượng Đế duy nhất và là Đấng Tạo Hóa, và tin có âm phủ, một nơi mà những người chết sẽ đến, một nơi không có vui sướng, vì nó trống rỗng, “một chốn tối tăm và câm lặng, một ác thú ghê tởm và thèm khát” (Gelin). Chỉ cần đọc lại một vài thánh vịnh thì đủ biết dân Do Thái chẳng muốn sa vào âm phủ, và đủ biết họ cầu khẩn liên lỉ để sống lâu bao nhiêu có thể trên dương thế này. Như thế có thể nói đến sự vong thân không? Hoàn toàn không, và chủ thuyết của Marx không thể giải thích được trường hợp dân tộc Israel. Những người theo chủ thuyết của Marx đã nghiên cứu hết mọi tôn giáo, trừ ra Do Thái giáo?”.

IV. Trong chiều hướng đối thoại

Trong những năm gần đây, đã có nhiều cuộc gặp gỡ giữa người Kitô giáo và những người theo chủ thuyết của Marx (dĩ nhiên là trong những nước không theo chủ thuyết của Marx), để bàn cãi một cách thành thực và khách quan những quan điểm riêng biệt của mỗi bên. Sau đây là một số tài liệu tiêu biểu nhất:

KARL RAHNER, l’Avenir Chrétien de l’homme, bài thuyết trình trong buổi gặp gỡ giữa Kitô giáo và những người theo chủ thuyết của Marx tại Salzbourg, từ 29-4 đến 2-5-1965.
ROGGER GARAUDY, De l’anathème au dialogue. Un marxiste s’adresse au Concile, Paris 1965.
G. COTTIER, Chrétiens et marxistes; dialogue avec R. Garaudy, Paris 1967.
En collab., Dieu aujourd’hui, Recherches et Débats, Paris 1965; nhiều đề mục do những người theo chủ thuyết của Marx và Công Giáo trình bày, về những vấn đề mà ta đã nói tới.

* Trích từ cuốn Con người và vấn đề Thượng Đế của Lm. Louis Leahy, S.J, Phân khoa Thần học, Giáo hoàng Học viện thánh Piô X, Đà Lạt, Việt Nam 1974. Bản điện tử do Lam Hồng thực hiện.

[1] Karl Marx, Manuscrit économico – politique, Mol. VII, tr.38-41. Bản dịch đã sửa chữa theo Mega, I. bản dịch 3, tr.124-126.
[2] Karl Marx, Manuscrit économico – politique, Mol. VII, tr.38-41
[3] Karl Marx, Manuscrit économico-politique, tr. 38-41.
[4] Karl Marx, Manuscrit économico-politique, tr. 38-41.
[5] Karl Marx, Manuscrit économico – politique, tr.38-41
[6] H. DE BULAC, Sur les chemins de Dieu, xb lần III, 1956, tr 208-209.

Hình ảnh Trung tâm BVSS Gioan Phaolo II Dâng hương Đức Mẹ Tại quảng trường Đức Mẹ Lộ Đức



Trang trí kiệu Đức Mẹ



















MỘT CÁCH TRUYỀN GIÁO

 

 
Tuần báo Midnight-Globe xuất bản tại Hoa Kỳ, gần đây có thuật lại một phương thức làm việc tông đồ của một tín hữu Kitô như sau: mỗi ngày, trừ ngày Chúa Nhật, ông Jewel Pierce đều ra bờ sông Coosa, gần chỗ ông ở, tại bang Alabama. Ông ném xuống sông hai chai không, trong đó ông để một mảnh giấy ghi lại một câu kinh thánh nói về tình thương, hay một sứ điệp tương tự, kèm theo đó là lời đề nghị sẵn sàng giúp đỡ tất cả những ai cần đến sự giúp đỡ của ông về tinh thần cũng như vật chất. Những chai không đó được bít kín lại và theo dòng
 sông chạy ra biển khơi cách đó 15 cây số.

Trong vòng 40 năm, ông Jewel Pierce đã gửi đi được 27,000 sứ điệp tình thương Kitô như thế, kèm theo địa chỉ của ông. Ðã có hơn 2,000 người thuộc 30 quốc gia khác nhau đã viết thư trả lời và rất nhiều người đã đọc được những lời đầy hy vọng của sứ điệp Kitô.

***+***
Một vị giám mục Việt Nam đã thuật lại chứng từ sau đây. Tại một làng nhỏ ở miền thượng du Bắc Việt, toàn dân làng là người Công Giáo, nhưng từ 20 năm qua, họ không có linh mục coi sóc. Dù vậy, các tín hữu vẫn tổ chức các buổi đọc kinh và hát thánh ca tại nhà thờ. Ðây cũng là nơi họ tổ chức các lễ cưới và rửa tội một cách trọng thể. Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng dân làng vẫn sống trong an vui và bình thản.

Tiếng đồn về niềm vui của dân làng này đến tai một làng sơn cước. Do đó, dân làng sơn cước này yêu cầu những người Công Giáo cho người đến dạy họ các bài kinh và thánh ca để họ cũng tìm được niềm vui.

Nhưng dân làng Công Giáo không tìm được ai: người lớn thì phải đi làm việc đồng áng, trẻ em thì phải đi học, còn người già cả thì không đủ sức băng rừng leo núi để đến giúp người sơn cước. Chỉ có một người thuộc kinh bổn, thánh ca và biết các nghi thức tôn giáo. Người đó lại là một người mù.

Sau khi bàn bạc với nhau, dân làng sơn cước đã đồng ý sai người dẫn hai con ngựa đi rước người mù. Người tín hữu tàn tật này đã ở lại với dân làng 4 tháng. Cứ mỗi tối, sau khi làm việc trở về, dân làng tụ họp với nhau, nay nhà này, mai nhà khác, để tập đọc kinh và hát thánh ca. Sau một thời gian, người giảng viên giáo lý mù khảo sát và làm phép rửa cho người dân làng đầu tiên. Và người tân tòng này lại rửa tội cho những người khác và cứ như thế cho đến người cuối cùng.

Phương pháp làm việc tông đồ của làng Công Giáo trên đây là phương pháp đơn sơ, nhưng cốt yếu của Kitô giáo: đó là rao giảng bằng chính chứng từ của cuộc sống, nhất là cuộc sống an bình và vui tươi.

Theo :Lẽ sống

Lời hứa

chuacuuthe - Nhà giáo dục Carmel Wynne nói: “Khi cha mẹ không chân thật với con cái hoặc thường xuyên không giữ lời hứa, điều đó có thể phá hủy niềm tin và gây rắc rối trong các mối quan hệ”. Dạy con cái chân thật và trung thực là một trong những nhiệm vụ khó nhất đối với các bậc cha mẹ ngày nay. Dù chúng ta chấp nhận điều đó hay không, chúng ta vẫn sống trong một xã hội mà việc nói dối được chấp nhận như một phần bình thường của cuộc sống hàng ngày. Người ta cho rằng ai cũng nói dối, vậy vấn đề là gì?

“Nói dối trắng” (nói dối vô hại) hầu như không được coi là nói dối. Nó được coi là giao tiếp không chân thật nhưng được coi là khí cụ hữu ích để thoát khỏi tình huống khó xử. Quan điểm phổ biến là “điều gây thiệt hại”. “Nói dối trắng” được dùng để làm ngơ cảm giác của ai đó hoặc tránh làm thất vọng một đứa trẻ, để ngăn chặn tình huống xảy ra, hoặc để bảo vệ một nhân viên có thể gặp rắc rối.

Dĩ nhiên, sự thật là hầu như mọi người đều nói dối, nhưng đa số các bậc cha mẹ không biết sự dối trá lan rộng trong gia đình mình tới mức nào. Ngày nay, tôi không có ý gây “sốc” mọi người hoặc làm mọi người cảm thấy mình đang bị phê phán. Tôi chỉ có ý thu hút mọi người chú ý đến vấn đề xảo quyệt tăng lên khiến trẻ em cảm thấy không an toàn, hủy hoại niềm tin và gây rắc rối trong các mối quan hệ. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết: “Lỗ nhỏ làm đắm thuyền”.

Lời hứa quan trọng

Tuy nhiên, nếu một đứa trẻ phải xử lý với người cha/mẹ luôn đổi ý, vấn đề có thể có hệ quả rất khác. Trường hợp Kim Yến là một ví dụ.

Kim Yến muốn mặc chiếc quần jean và áo sơ-mi trắng đi học vi tính. Nó xin mẹ chuẩn bị sẵn cho nó sau khi nó đi học ở trường về, nhưng khi nó về thì người mẹ nói không có thời gian ủi đồ cho nó nên bảo nó mặc đồ khác. Nó thất vọng và khóc, người mẹ la rầy nó: “Đừng ồn ào về chuyện nhỏ nhặt như vậy. Áo sọc kia cũng hợp với quần jean vậy!”. Niềm tin của Kim Yến đã giảm sút!

Phá vỡ niềm tin

Người cha sẽ đón con gái từ lớp tin học, và Kim Yến biết cha mình thường đến trễ, không bao giờ người cha đến đón con gái đúng giờ như đã hứa. Dễ hiểu lý do khiến Kim Yến có thói quen thay đổi giờ giấc, vì nó phải thay đổi để không phải chờ người cha đến đón, và tại sao người cha thất vọng khi ông đến trễ.

Dĩ nhiên, đó không phải lỗi của người cha, có thể do kẹt xe hoặc lý do khách quan nào đó! Giao thông ngày nay như mớ bòng bong, ùn tắc giao thông là chuyện thường xuyên, thậm chí có khi phải mắt hàng giờ để chỉ nhích được vài chục mét. Nghĩa là sau khi người cha đón Kim Yến, ông phải đi đường vòng để về nhà vì ông còn phải làm việc khác. Kim Yến buồn vì không xem được bộ phim tuổi học trò mà nó đang say mê theo dõi, nhưng nó phải nén nỗi thất vọng vì sợ cha mẹ thất vọng khi nó có động thái bực tức và họ cho đó là “chuyện nhỏ”.

Nói dối gây bất an

Theo một cách dối trá, việc chấp nhận thất hứa và “nói dối trắng” làm tổn hại niềm tin trong các mối quan hệ, đồng thời gây ra nhiều sự bất an và nỗi đau không đáng có. Hãy nhìn những người xung quanh và bắt đầu nhận thức về vô số cách mà xã hội chúng ta thấy để tích cực hành động đối với những gì chúng ta thấy và nghe – tạm gọi là động thái thính thị. Chúng ta quá quen với những người luôn cố gắng biện minh cho hành động sai trái của mình. Họ liệt kê đủ lý do để chúng ta tin họ nói thật, họ không hề dối trá hoặc vô trách nhiệm, thực ra họ đang loại bỏ các hệ quả của sự thật. Chúng ta vẫn thường nói: “Một sự bất tín, vạn sự không tin”, lẽ nào không thực hành?

Hình ảnh cũng có thể dối trá

Sợ trễ giờ nên người cha chạy nhanh, bất chấp tín hiệu giao thông. Điều đó cũng gây ấn tượng xấu ở trẻ, vì ngược với những điều nó được học ở trường. Trẻ rất chân thật vì còn trong trắng, môi trường xã hội khiến chúng dần dần biến đổi theo vô thức. Trăm nghe không bằng một thấy. Lời được nghe có thể dễ bị quên, nhưng hình ảnh hiển nhiên đập vào mắt thì khó quên. Hình ảnh thât đó tạo nên ảo giác về sự hoàn hảo, trẻ sẽ cho đó là ảo tưởng hoặc không tưởng. Rất nguy hiểm!

Trong thế giới thực tế, không có con người hoàn hảo – vì “nhân vô thập toàn”, vậy cũng không có những cha mẹ hoàn hảo. Dĩ nhiên, con cái sẽ cảm thấy thất vọng khi chúng được dạy phải hy vọng thú vị không cụ thể hóa. Nguy hiểm là chúng sẽ cảm thấy không thể tin những lời hứa của cha mẹ nếu điều thất hứa thường xuyên xảy ra. Có đáng tiếc khi nhiều cha mẹ không biết điều này?

Người ta nói rằng máy quay hình không nói dối, nhưng đó là thời chưa có máy quay hình kỹ thuật số. Ngày nay người ta có thể dùng photoshop để “dựng” nhiều chuyện tày trời mà phải chuyên nghiệp lắm mới có thể phát hiện. Chỉ một cái nhấp chuột là người ta có thể “đổi trắng thay đen”. Điều đó tưởng như chỉ có trong phép lạ. Kỹ thuật nhiếp ảnh ngày nay có thể làm được “điều kỳ diệu”, có thể lấy “râu ông nọ cắm cằm bà kia” trong nháy mắt, biến Thị Nở thành Tây Thi.

Vĩ ngôn

Trong mỗi gia đình luôn có nhiều tình huống xảy ra, cha mẹ có thể giải thích giúp con cái hiểu đúng để chúng không ảnh hưởng xấu từ cách cư xử không kiên định của người lớn. Ngoài xã hội cũng luôn có những chuyện khiến trẻ có thể “nghi ngờ” – tận mắt chứng kiến chuyện thật, xem ti-vi, nghe radio, đọc báo, nghe kể lại,… Khi trẻ sống với người cha/me hay thay đổi, không giữ lời hứa (dù điều nhỏ), trẻ biết rằng nó không thể tin những gì cha mẹ nói. Cha Mẹ không dạy con cái nói dối nhưng chúng đã trải nghiệm và tự động tiêm nhiễm vào tiềm thức, và cứ thế chúng sẽ coi việc dối trá là bình thường, không còn cảm giác ray rứt về điều xấu. Con cái không tin cha mẹ thì sẽ cảm thấy bất an. Bây giờ chúng ta có thể cảm thông với những cha mẹ “quá tải” với công việc, họ cảm thấy khó làm những việc gia đình như nấu ăn, rửa chén, giặt giũ và ủi quần áo.

Nói chung, rất cần thiết phải giữ lời hứa. Cách giữ lời hứa tốt nhất là “không hứa”. Hứa thì phải làm, đừng hứa cho xong lần, hứa suông! Giữ lời hứa là tự trọng, không tự trọng thì không được người khác tôn trọng. Người không giữ lời hứa thì không đáng tin, dù đó là ai. Càng ít thất hứa càng tốt, không “hứa cuội” là tốt nhất, điều này sẽ ảnh hưởng tích cực tới mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái – và các mối quan hệ khác.

Chúa Giêsu đã cảnh báo: “Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin Thầy đây phải sa ngã, thì thà treo cối đá lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống đáy biển còn hơn” (Mt 18:6). Chắc hẳn chúng ta còn nhớ chuyện kể ở Mt 21:28-32, nói về hai người con. Người cha sai người con thứ nhất đi làm vườn nho, nó “vâng, dạ” rồi không đi; người cha lại sai người con thứ hai, nó cãi lệnh nhưng rồi nó hối hận và đi làm vườn nho. Chúng ta muốn là người con nào? Ai cũng khen người con thứ hai, nhưng liệu chúng ta có sống như người con này? Đó mới là vấn đề: Làm thật, không nói suông!

TRẦM THIÊN THU